Viên bổ sung vitamin sẽ phát huy hết lợi ích khi được uống với lượng phù hợp. Tùy theo lượng vitamin đã hấp thụ trong thực phẩm hằng ngày bao nhiêu mà người uống sẽ chọn liều uống phù hợp,Điềugìxảyravớicơthểnếulạmdụngbổgiá cà phê theo chuyên trang sức khỏeHealthline (Mỹ).
Nếu nạp quá nhiều vitamin, cơ thể có thể xuất hiện những triệu chứng sau:
Chóng mặt do quá nhiều vitamin A
Vitamin A có đặc tính chống ô xy hóa và cần thiết cho thị lực, sự phát triển khỏe mạnh của tế bào và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nạp quá nhiều vitamin A có thể gây hại.
Tổ chức y tế phi lợi nhuận Mayo Clinic (Mỹ) cho biết nạp quá 200 mg vitamin A trong một lần có thể dẫn đến buồn nôn, ói mửa, mờ mắt và chóng mặt. Trong trường hợp nạp vitamin A dù lượng ít hơn rất nhiều là khoảng 10 mg/ngày nhưng nếu kéo dài cũng có thể dẫn đến đau khớp, xương, kích ứng da, loãng xương và tổn thương gan.
Sỏi thận do thừa vitamin C
Một trong những lợi ích lớn nhất của vitamin C là giúp củng cố miễn dịch. Các loại thực phẩm giàu vitamin C là cam, quýt, cà rốt, cà chua, thơm và ớt chuông đỏ.
Tuy nhiên, nếu dư thừa vitamin C sẽ dẫn đến các vấn đề về dạ dày, từ chuột rút, ợ chua, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Nếu nạp quá 1.000 mg/ngày trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ có sỏi thận.
Giảm mật độ xương do thừa vitamin D
Vitamin D đóng vai trò quan trọng với sức khỏe xương vì nhờ vitamin D canxi mới có thể được hấp thụ vào xương. Do không có nhiều thực phẩm giàu vitamin D nên dùng viên bổ sung với loại vitamin này xảy ra khá phổ biến.
Tuy nhiên, thừa vitamin D lại gây tác dụng ngược là giảm mật độ xương. Không những vậy, dùng quá liều vitamin D còn gây đau dạ dày, kém ăn, nôn mửa, buồn nôn, thậm chí là suy thận.
Nôn mửa do uống bổ sung quá nhiều viên sắt
Vài trò của chất sắt với cơ thể là không thể phủ nhận. Thế nhưng, nếu bổ sung viên sắt với liều từ 10-20 mg/kg trọng lượng cơ thể thì sẽ xuất hiện các tác dụng phụ như đau dạ dày và nôn mửa. Nếu lỡ uống với liều cao trên trên 40 mg/kg trọng lượng cơ thể thì cần phải đến bệnh viện cứu chữa, theo Healthline.